8 Kĩ Năng Xã Hội Cần Thiết Và Phương Pháp Hình Thành Cho Học Sinh

Khi các kỹ năng xã hội và học tập tích cực trở thành thói quen, học sinh và đội ngũ giáo viên cảm thấy an toàn hơn, hạnh phúc hơn, và, tuyệt vời nhất là có nhiều thời gian hơn cho việc dạy và học.

Chúng tôi đã trao đổi với các chuyên gia tại Khóa tập huấn Boys Town về việc các nhà quản lí và giáo viên có thể thay đổi môi trường học tập như thế nào. Một trong những chìa khóa để bắt đầu đó là giảng dạy tỉ mỉ các kỹ năng xã hội cho tất cả học sinh. Khi các kỹ năng xã hội và học tập tích cực trở thành thói quen, học sinh và đội ngũ giáo viên cảm thấy an toàn hơn, hạnh phúc hơn, và, tuyệt vời nhất là có nhiều thời gian hơn cho việc dạy và học.

Dưới đây là 8 kỹ năng xã hội quan trọng mà tất cả học sinh cần phải thành thạo. Hãy cân nhắc áp dụng một hoặc hai kỹ năng với lớp học của bạn mỗi tuần. Bắt đầu bằng cách tập trung các học sinh lại và thảo luận về các kỹ năng. Ví dụ, hãy hỏi: Tại sao việc chú ý lắng nghe lại quan trọng? Một người đang lắng nghe thì trông như thế nào? Làm sao chúng ta biết được? Cùng nhau liệt kê các bước cho mỗi kỹ năng hoặc hành vi trên giấy hoặc bảng trắng.

kids3-637x202 8 Kĩ Năng Xã Hội Cần Thiết Và Phương Pháp Hình Thành Cho Học Sinh

Kĩ năng xã hội Các bước thực hiện Hoạt động trên lớp
 1. Chú ý lắng nghe 1. Nhìn người đang nói và giữ yên lặng.2. Đợi người ta nói xong rồi mình mới nói.

3. Cho thấy mình đang nghe bằng cách gật đầu, nói những câu tích cực kiểu như “Đúng thế” hoặc “Hay lắm”.

Mời học sinh kể chuyện cười cho nhau để thực hành lắng nghe tích cực. Sưu tầm các tuyển tập truyện cười từ thư viện trường hoặc trên mạng rồi gửi cho học sinh để họ chia sẻ niềm vui yêu thích của mình với bạn bè. Cho học sinh làm việc theo nhóm, lần lượt trong vai trò của người nói và người nghe tích cực. Những học sinh lớn có thể thực hành chia sẻ ý kiến về việc đọc trên lớp hoặc kế hoạch chọn trường đại học/ nghề nghiệp.
2. Chào hỏi 1. Nhìn vào người đó.2. Sử dụng giọng nói dễ chịu.

3. Nói “Xin chào”.

Thử thách học sinh chào bằng 25 cách. Bao gồm chào bằng các thứ tiếng khác nhau. Mỗi buổi sáng, hãy đi quanh lớp và yêu cầu học sinh gửi lời chào đến mọi người.
 3. Làm theo hướng dẫn 1. Nhìn vào người đó.2. Nói “Vâng” (Đồng ý).

3. Làm đúng những gì bạn được hướng dẫn.

4. Nhờ người đó kiểm tra lại xem bạn làm đúng chưa.

Tổ chức trò chơi tập thể giúp học sinh gia tăng khả năng làm theo hướng dẫn với các trò chơi truyền thống như “Simon nói” hoặc “Đèn xanh, đèn đỏ”. Thử thách học sinh “đi tìm kho báu” quanh lớp hoặc trường. Giải thích rằng không có cách nào khác để thắng ngoài việc làm theo chỉ dẫn một cách chính xác. Với tất cả các kĩ năng đó, hãy cho học sinh thực hiện đủ các bước mỗi khi bạn đặt câu hỏi cho đến khi họ quen với điều đó.
 4. Yêu cầu trợ giúp 1. Nhìn vào người đó.2. Hỏi người đó xem có thể bớt chút thời gian giúp bạn được không.

3. Trình bày rõ ràng bạn cần giúp như thế nào.

4. Cảm ơn người đó vì sự giúp đỡ.

Yêu cầu trợ giúp có thể khó đối với nhiều học sinh, thậm chí cả người lớn. Trong buổi họp lớp, hãy cho học sinh luyện tập kĩ năng này bằng một cách thức vui nhộn. Viết vào các mảnh giấy những tình huống mà một người cần xin sự trợ giúp, ví dụ: “giáo viên nhờ đồng nghiệp phân loại một xấp giấy tờ dày”, “một phi hành gia xin trợ giúp để cởi bộ đồ chuyên dụng của anh ta”. Mời các cặp học sinh chọn một mảnh giấy để thực hiện hành động được viết trong đó với đủ các bước!
5. Thu hút sự chú ý của giáo viên 1. Nhìn giáo viên.2. Giơ tay và giữ bình tĩnh.

3. Đợi đến khi giáo viên gọi tên hoặc gật đầu cho phép bạn.

4. Đặt câu hỏi.

Bắt đầu bằng việc hỏi học sinh: “Những cách gây chú ý sai lầm nào mà các em đã mắc phải?” Khuyến khích họ kể tất cả các cách sai – vẫy tay rối rít, nhảy lên nhảy xuống, gọi ầm lên,… Họ sẽ thích được nói ra những điều đó. Sau đó, gọi các tình nguyện viên lên làm mẫu cách gây chú ý đúng.
 6. Tỏ thái độ không đồng tình một cách lịch sự

 

1. Nhìn vào người đó.2. Sử dụng một giọng nói dễ chịu.

3. Nói: “Tôi hiểu anh cảm thấy thế nào”.

4. Giải thích vì sao bạn có cảm nhận khác.

5. Lắng nghe người khác.

Không đồng tình nhưng không tranh cãi là một kĩ năng mà nhiều người lớn và cả thiếu niên, nhi đồng cảm thấy khó thực hiện. Như các kĩ năng xã hội khác, kĩ năng này cần được luyện tập. Đó là lí do vì sao chúng ta phải trải qua tất cả các bước ở từng kĩ năng. Cho học sinh cơ hội được rèn luyện việc tranh luận và phản bác khi không khí lớp học trầm xuống. Ví dụ, viết một vấn đề thảo luận lên bảng như “Kem vị nho là ngon nhất” hoặc “Rap không phải là âm nhạc”, sau đó, mời các học sinh phản biện một cách lịch sự.
7. Nói lời xin lỗi  1. Nhìn vào người đó.2. Sử dụng giọng nói nghiêm túc và chân thành nhất của bạn.

3. Bắt đầu với “Tôi rất xin lỗi vì…” hoặc “Tôi muốn xin lỗi vì…”.

4. Cố gắng không bào chữa lỗi lầm của mình.

5. Giải thích rằng bạn dự định làm tốt hơn như thế nào trong tương lai.

6. Nói: “Cảm ơn vì đã lắng nghe”.

Hãy thừa nhận: xin lỗi là việc khó, nhưng nó sẽ dễ đi nếu bạn luyện tập. Cân nhắc việc liên hệ thảo luận về xin lỗi thông qua một cuốn sách mà bạn sẽ đọc cho cả lớp nghe. Qua các cuốn sách tranh No, David! hay Louise Fitzhugh’s classic Harriet the Spy của David Shannon, nhiều câu chuyện tự chúng dẫn đến những cuộc thảo luận về kĩ năng xã hội, mắc lỗi và xin lỗi.
  

8. Chấp nhận việc người khác từ chối trả lời

 

1. Nhìn vào người đó.2. Nói “Ừ, được thôi”.

3. Bình tĩnh.

4. Nếu bạn không đồng tình, hãy trở lại vấn đề sau với một tinh thần thiện chí.

Chấp nhận việc người khác từ chối trả lời có thể rất khó khi mà chúng ta đang cảm thấy rất hào hứng với vấn đề. Đây là một kĩ năng cần được thiết lập liên tục như ở các kĩ năng quan trọng khác. Để chấp nhận việc người khác từ chối trả lời một cách thoải mái, một đứa trẻ cần có khả năng tôn trọng quyền phát ngôn, tiếp thu quan điểm của người khác và tự kiểm soát bản thân. Viết 5-6 tình huống vào các mảnh giấy và phát cho các nhóm học sinh.Ví dụ: Hỏi ý kiến bố mẹ về việc xem phim gắn mác R. Thử thách học sinh nghĩ cách hỏi và tiếp nhận câu trả lời. Thảo luận về cách họ có thể trở lại vấn đề với thái độ tôn trọng vào lúc khác.

Nguồn internet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *