Từ câu chuyện của cậu bé 8 tuổi
Khác với thường ngày, hôm đó cậu bé về nhà và nằm trên ghế sofa im lặng, không cười nói, nô đùa như những lần khác. Khuôn mặt của Minh Minh hiện rõ lên sự tức giận. Người mẹ biết rằng đã có chuyện gì đó nên đã hỏi con.
Lúc đầu Minh Minh không chịu chia sẻ với mẹ nhưng cuối cùng cậu bé òa khóc. Minh Minh kể lại câu chuyện trong nước mắt. Ở trường, vô tình cậu va phải một bạn cùng lớp. Dù đã xin lỗi nhưng Minh Minh vẫn bị cậu bạn đó và một bạn lớp trên đánh.
Hiểu được ấm ức của con, người mẹ dịu dàng an ủi và hỏi con muốn xử lí như thế nào. Thật bất ngờ, cậu bé nói muốn mình mạnh mẽ hơn và nói muốn dùng dao để trả thù bạn.
Khi nghe con nói những điều đó, người mẹ hết sức hoang mang nhưng với bản lĩnh của mình, chị nhanh chóng lấy lại bình tĩnh. Chị nói với con trai của mình rằng nếu vậy, chị sẽ chuẩn bị cho cậu bé một cái khăn nhỏ. Minh Minh thắc mắc cần cái khăn đó để làm gì, người mẹ từ từ giải thích rằng nếu con dùng dao đâm bạn, cảnh sát sẽ bắt con vào tù và sẽ cần tới chiếc khăn đó.
Nghe mẹ nói, Minh Minh liền nói không muốn vào tù và sẽ không lấy dao nữa. Người mẹ biết nếu dừng lại ở đây, mọi chuyện có thể lại tái diễn. Người mẹ đã gửi tin nhắn đến hội phụ huynh của lớp, kể lại câu chuyện và muốn họ cho ý kiến những gì cô làm có đúng không.
Sau khi tin nhắn nhắc nhở tế nhị này được gửi đi, hai người phụ huynh đưa hai đứa trẻ đã đánh Minh Minh đến xin lỗi cậu bé và mẹ của cậu. Mâu thuẫn giữa những đứa trẻ đã được giải quyết êm đẹp.
Vậy đâu là giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề trẻ bị bắt nạt ở trường?
Như vậy, khi đối mặt với những mâu thuẫn của những đứa trẻ, bậc làm cha mẹ cần thật sự bình tĩnh và tỉnh táo. Tuyệt đối không nên tức giận và giữ tâm trạng đó đến gặp ngay phụ huynh của những đứa trẻ đã bắt nạt con mình. Vì điều đó chỉ khiến mâu thuẫn thêm căng thẳng.
Thái độ của cha mẹ rất quan trọng đối với việc giáo dục con xử lý tình huống bị trêu ghẹo, bắt nạt. Cha mẹ nên giải quyết theo hướng tích cực: không làm to chuyện nhưng cũng không bỏ qua để con mình tiếp tục bị bắt nạt lần nữa. Bạn hiểu rõ, cần phải tế nhị, khéo léo khi xử lý vấn đề, mâu thuẫn của con ở trường học.
Điều quan trọng hơn, cha mẹ cần dạy con cách kết bạn và chơi hòa đồng với các bạn khác. Có như vậy, trẻ mới biết cách tự xử lý những mâu thuẫn hàng ngày.
nguồn internet