Ở mỗi giai đoạn, độ tuổi trẻ sẽ có những biến đổi trong hành vi và cảm xúc. Nắm được sự thay đổi này sẽ giúp cha mẹ có sự chuẩn bị để dạy con tốt hơn.
Giai đoạn 1: Sơ sinh – 3 tháng tuổi
- Dưới đây là 8 giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ mà các cha mẹ cần biết.
Giai đoạn 1: Sơ sinh – 3 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, phương thức giao tiếp chủ yếu của trẻ là khóc. Cha mẹ cần học cách cảm nhận sự khách biệt giữa các tiếng khóc báo con đói, mệt hay khong thoải mái.
Trẻ cần cảm giác được an toàn, yêu thương và có thể tin tưởng bạn. Trẻ sơ sinh có thể nhận diện cảm xúc của bạn qua giọng nói nên bạn cần nhẹ nhàng, thân thiện để trẻ thấy an toàn.
Bạn cũng nên hát cho trẻ nghe, nói chuyện với trẻ, bọc trẻ trong tã, chăn để trẻ thấy an toàn và tránh trẻ có những chuyển động bất ngờ làm chính trẻ giật mình.
Bế, ẵm và ru trẻ cũng tạo bầu không khí an toàn cho trẻ.
Giai đoạn 2: 4 – 6 tháng tuổi
Trẻ có thể cười, khóc, ê a, ríu rít phản ứng lại những lời bạn nói hay khi chơi đồ chơi.
Cha mẹ có thể làm trẻ vui vẻ và cười, chẳng hạn bằng cách làm mặt xấu.
Ở độ tuổi này, trẻ nhận thức người xung quanh tốt hơn, không chỉ cha mẹ mà còn những gương mặt và đồ vật quen thuộc.
Lúc này cha mẹ có thể giới thiệu trẻ với các trẻ em khác và mọi người.
Giai đoạn 3: 7 – 12 tháng tuổi
Ở tuổi này, trẻ bắt đầu mẹ hơn người khác và có thể sợ người lạ. Trẻ bám bố mẹ và khóc khi bố mẹ rời đi.
Để tránh trẻ khóc quấy, bạn có thể để trẻ chơi ở khu vực an toàn, rời đi trong thời gian ngắn và quay lại nhanh chóng để trẻ hiểu là bạn sẽ luôn trở về.
Giai đoạn 4: 1 – 2 tuổi
Trẻ độ tuổi này cần có nhiều tương tác xã hội và trải nghiệm bên ngoài căn nhà. Nhưng khi chơi với trẻ khác, trẻ vẫn chưa thực sự biết cách tương tác và không hiểu khái niệm chia sẻ.
Trẻ dễ nổi giận, bướng bỉnh, đây là đặc điểm chung của trẻ ở giai đoạn này. Cha mẹ cần có biện pháp kỷ luật với trẻ nhưng không được quát tháo hay đánh đòn.
Giai đoạn 5: 3 tuổi
Trẻ ở giai đoạn này bắt đầu chơi và chia sẻ đồ chơi với trẻ khác, đây là điều cha mẹ cần khuyến khích trẻ.
Trẻ sẽ bớt nổi giận, bướng bỉnh hơn. Trẻ 3 tuổi bắt đầu sợ một số thứ nhất định, chẳng hạn sợ tối, sợ ma dưới gầm giường,…
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tự làm việc, cho trẻ thấy sự tự hào của cha mẹ khi trẻ khoe tô được một bức tranh, xếp được một món đồ chơi hay tự làm được việc gì đó một mình.
Giai đoạn 6: 4 – 5 tuổi
Trẻ giai đoạn này có thể biết nghe theo quy tắc, nhưng chưa hiểu thế nào là đúng, sai. Trẻ muốn độc lập và tin rằng suy nghĩ của mình có thể biến mọi điều thành hiện thực.
Do đó trong giai đoạn này cha mẹ nên khuyến khích trẻ tự quyết định. Trẻ cũng tò mò hơn về thế giới.
Trẻ 4 tuổi có thể có tâm trạng thất thường, thậm chí nóng nảy, đánh nhau với anh chị em, thậm chí dọa bỏ đi.
Ngược lại, trẻ 5 tuổi lại hòa thuận với cha mẹ hơn, ngoan hơn, có trách nhiệm hơn và muốn làm mọi người hạnh phúc.
Trong giai đoạn này bạn nên dạy trẻ thể hiện cảm xúc tức giận một cách hợp lý, phạt trẻ theo phương pháp time-out nếu trẻ phạm lỗi.
Nên khuyến khích trẻ nói chuyện cởi mở về cảm xúc và khen trẻ khi trẻ có hành vi tốt.
Giai đoạn 7: 6 – 12 tuổi
Với trẻ giai đoạn này, bạn bè trở nên cực quan trọng. Trẻ cũng có thể bắt đầu biết thích bạn khác.
Ở tuổi này, trẻ có thể ganh tị nhau. Trẻ thích là một phần của nhóm, hội và thích tham gia các cuộc thi cạnh tranh.
Cha mẹ cần dạy trẻ tính kỷ luật, tự giác, tôn trọng và lắng nghe người lớn. Cha mẹ cũng nên dành cho con nhiều thời gian chất lượng càng tốt.
Giai đoạn 8: 13 – 18 tuổi
Trẻ vị thành niên thường so sánh mình với người khác. Trẻ quan trọng việc mình được bạn bè chấp nhận, yêu quý.
Do đó cần dạy trẻ cách giải quyết những áp lực và căng thẳng với bạn cùng trang lứa, đồng thời khuyến khích trẻ chia sẻ cởi mở cảm xúc và lo âu của trẻ.
Với trẻ ở giai đoạn này. chuyện yêu đương trở nên quan trọng hơn và trẻ cũng muốn độc lập hơn.
nguồn internet