Top 20 Điều thú vị nhất trong thế giới tự nhiên
Trong tự nhiên có vô vàn những điều kỳ thú mà chắc chắn bạn không thể biết hết được. Trong đó, có những điều hoàn toàn trái với những gì mà chúng ta đã biết
-
Trong thế giới loài người, chúng ta thường hay phân biệt ra giới tính nam và giới tính nữ, giới tính nam có những đặc trưng và cách đối xử khác so với giới tính nữ. Tuy nhiên, khác xa so với thế giới loài người, trong thế giới tự nhiên lâu nay vẫn chỉ tồn tại theo một quy tắc thống nhất riêng và không hề có bất cứ sự phân biệt giới tính nào giữa các loài động và thực vật. Mọi loài đều bình đẳng như nhau trong mọi hoạt động và đều có những công việc riêng nhất định.
Có thể đa số các bạn đều nghĩ rằng, thực vật trên cạn vô cùng phong phú và nhiều hơn hẳn so với môi trường dưới mặt nước, dưới nước chỉ có thể tồn tại một số loài thực vật đặc trưng mà thôi. Tuy nhiên, theo các số liệu tính toán thu được, thì phải có đến khoảng 85% các loài thực vật tồn tại trong tự nhiên được tìm thấy ngay trong lòng của đại dương. Rừng rậm Amazon chính là nơi quy tụ nhiều hệ thực vật phong phú và đa dạng nhất trên thế giới.
Lâu nay chúng ta biết đến khí oxy như là một nguồn cung cấp sự sống cho toàn thế giới, nếu như không có khí oxy thì chắc chắn không một loài sinh vật nào trên Trái Đất có thể tồn tại được. Tuy nhiên, bạn có biết đến một khía cạnh khác của khí oxy? Bên cạnh chức năng quan trọng nêu trên, khí oxy cũng được biết đến là một nguyên tố hóa học đặc biệt, có thể tác động làm biến đổi màu máu của con tôm hùm trở thành màu xanh da trời.
Nghĩ đến quả chanh chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay đến vị chua mà không phải ai cũng có thể ăn chúng một cách ngon lành. Nhưng thực ra, chanh ngọt hơn nhiều so với bạn nghĩ đấy. Không phải ở vị giác mà là ở lượng đường có chứa trong quả chanh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bên trong một quả chanh nhỏ màu vàng có chứa một lượng đường còn nhiều hơn hẳn so với quả dâu tây.
Ngoài những sinh vật bạn có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, tồn tại xung quanh cuộc sống hàng ngày của chúng ta, thì đâu đó trong lòng đại dương hay trong những khu rừng sâu vẫn có tồn tại những loài sinh vật đặc biệt. Ví dụ như một con cá chình điện, nếu không cẩn thận thì bạn sẽ bị một dòng điện với hiệu điện thế lên đến 600V tấn công đấy. Ngoài ra, cũng còn có rất nhiều sinh vật kỳ bí khác mà loài người vẫn chưa tìm ra được tên gọi, hay chưa khám phá được hết những sự đặc biệt của chúng.
Những bông hoa nhỏ xinh xắn thường dùng để trang trí phòng ốc, làm đẹp không gian là những điều hết sức bình thường mà bạn thấy hàng ngày. Nhưng, có một loài hoa khổng lồ mà chắc chắn bạn sẽ muốn được chiêm ngưỡng sự kỳ vĩ của loài hoa này. Đó chính là hoa được mọc ra từ một loài thực vật có tên gọi là Rafflesia, loại hoa này có thể nặng đến tận 10kg và có đường kính đến đến 1m.
Một trong những thông tin hiện nay đang thu hút nhiều người nhưng cũng là một mối nguy hiểm lớn, đó là so với 20 năm trước thì hiện nay, nồng độ CO2 trong môi trường đã tăng lên gấp 3/4 lần. Nguyên nhân của việc này chủ yếu là do việc khai thác và sử dụng các chất hóa thạch của con người, hay do tình trạng tàn phá rừng ngày càng nhiều… đã vô tình làm tăng lên lượng nồng độ CO2. Nếu không mau chóng khắc phục tình trạng này thì sẽ rất nguy hiểm cho môi trường sống cũng như sức khỏe của con người.
Loài chuột có bản năng gặm nhấm cùng với một hộp sọ mềm, cho nên khoảng cách hợp lý nhất để giúp một chú chuột có thể sống sót trong môi trường tự nhiên chính là 6mm. Đây là một kích thước vừa đủ để một chú chuột có thể chui qua nhiều loại ngóc ngách hay những lỗ hốc siêu bé. Loài chuột cũng có thể nhảy cao đến 46cm, có thể bơi lội được, thậm chí là đi thăng bằng trên nhiều địa hình hiểm trở bằng nhiều tư thế lộn ngược hoặc thẳng đứng khác nhau.
Không phải ai cũng biết rằng, đôi mắt chính là cả một sự kỳ diệu tuyệt vời. Điển hình như đôi mắt của loài dê. Mắt chúng có một khe hở dài ở phía dưới và vô tình tạo nên một thấu kính hình chữ nhật vô cùng hoàn hảo, góc nhìn bao quát của chúng có thể lên đến 320 độ – 340 độ. Với đôi mắt như vậy, gần như dê sẽ không cần phải quay đầu lại để có thể quan sát mọi thứ xung quanh. Cũng giống như dê, loài bạch tuộc cũng có một đôi mắt hình chữ nhật tương tự như vậy.
Loài ngựa chạy rất nhanh, và được dùng để làm phương tiện đi lại, nên có thể nhiều người nghĩ rằng chúng có đôi mắt rất tinh có thể nhìn rõ mọi vật đằng trước mà di chuyển. Nhưng sự thật thì không hoàn toàn là như vậy. Loài ngựa có một khuyết tật di truyền với 2 điểm mù ở trên mắt của chúng. Điểm mù đầu tiên chính là điểm trực tiếp phía trước mắt chúng, và điểm mù thứ hai là nằm ở phía sau đầu của chúng.
Loài nấm cũng biết nghĩChúng ta đều có chung nhận thức rằng con người là giống loài duy nhất trên trái đất này có khả năng suy nghĩ và suy tính nhưng các nhà khoa họ lại chứng minh điều ngược lại rằng loài nấm có khả năng “nghĩ”. Loài nấm đặc biệt này có tên là Physarum polycephalum, là loài nấm sở hữu dạng trí tuệ được các nhà khoa học cho rằng đó là lí do giúp chúng có thể “nghĩ”.
Loài nấm này có thể tìm ra con đường ngắn và nhanh nhất đến “mọc” đến vị trí của đồ ăn. Và chúng cũng nhớ được con đường đến đích đó và lặp lại chúng một cách tương tự. Loài nấm đặc biệt này được xếp ngàng hàng với những loài động vật như kiến, ong dù cho chúng không hề sở hữu hệ thần kinh cơ bản nào.
-
Những tưởng khả năng phân thân chỉ có thể được sở hữu bởi các dị nhân trong phim khoa học viễn tưởng, thực tế trong tự nhiên vẫn có loài vật sở hữu khả năng đặc biệt “siêu nhiên” này. Đó chính là loài nhện Cyclosa hay còn gọi với cái tên khác bằng tiếng việt là nhện dệt cầu, chúng sinh sống chủ yếu tại Peru.
Nhên Cyclosa thực sự có khả năng này khi chúng gặp phải những mỗi nguy hiểm. Chẳng hạn, chúng có thể tạo ra một chất nhầy giống như loại mayonnaise dưới hình dạng giống như cơ thể chúng. Bên trong cơ thể giả của loài nhện đó đươc bọc bằng lá cây hoặc con mồi chúng săn được. Trong khi kẻ thù của nhện Cyclosa chú ý vào cơ thể giả của chúng thì chúng sẽ lập tức trốn thoát.
-
Cá sấu được mệnh danh là chúa tể đầm lầy, mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn với thân mình giống những loài bò sát to lớn khác và bộ răng chắc khỏe. Dẫu vậy, chúa tể đầm lầu lại có đặc điểm là nuốt đá vào trong bụng giống như loài chim ,gà để tiêu hóa thức ăn.
Giải thích lí do tại sao loài cá sấu lại có “sở thích” kì lạ như vậy chỉ bởi, đó là cách giảm nhẹ công việc “xử lý” thức ăn cho dạ dày. Không chỉ như vậy, việc nuốt đá vào bụng còn có tác dụng giữ thăng bằng cho cơ thể khi chúng xuống nước bơi. Cá sấu rất có khả năng sẽ bị lật ngửa bùng trên mặt nước nếu không có đá trong dạ dày
-
Con người chúng ta sở hữu dạng vân tay khác nhau, không ai giống ai nhưng điều này cũng xảy ra ở mũi của loài chó. Mũi ở chó được tạo thành bởi một lớp da vô cùng đặc biệt nằm trên phần chóp mũi, đây chính là lớp da có khả năng tiết mồ hôi giúp chiếc mũi của cún cưng luôn có độ ẩm vừa phải.
Nếu chúng ta quan sát mũi của chú cún cưng nhà mình thì sẽ phát hiện ra điều đặc biệt là sự khác nhau về các vết lõm trên mũi, về đường vuền, hình dạng cũng như kích thước. Đây cũng là đặc điểm để chúng ta có thể nhận dạng được từng chú chó với nhau. Mỗi loài cho đều sở hữu vân mũi đọc nhất không chỉ bằng mắt thường mà còn được chứng minh khoa học dựa trên nghiên cứu của D. Caroline Colile và Maragaret H. Bonham.
-
Chúng ta đều có chung suy nghĩ rằng không có loài vật nào có khả năng sống trường tồn với thời gian nhưng sự thật không phải vậy. Những loài sứa bình thường sẽ chỉ có vòng đời ngắn tuy nhiên loài sứa Turritopsis Nutricula lại có khả năng sống lâu được mệnh danh là “bất tử”.
Khả năng đặc biệt này của sứa Turritopsis Nutricula có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng khó tin nhưng sự thật là chúng có thể quay ngược vòng đời từ trưởng thành trở lại với sinh vật đơn bào và tiếp tục phát triển tiếp. Đó là lí do chúng có thể “trường sinh bất tử”, tuy nhiên đó chỉ là trong trường hợp loài sứa này không bị săn bắt và nhiễm bệnh.
Cấy cối có thể di chuyển là điều không tưởng trong suy nghĩ của mỗi chúng ta, nhưng trong thực tế chứng minh rằng, một loài thực vật có khả năng thực hiện được khả năng đặc biệt ấy, đó chính là cây đước. Loài cây này thường sống ở vùng nhiệt đới, nhất là vùng cửa sông. Rễ của cây đước được mọc ra từ những nhành cây, có chiều dài lên tới 25 mét.
Những nhánh cây chính mọc rế nhiều, dưới tác động của thủy triều và sức nặng của cây, các nhánh này sẽ đứt khỏi nhánh chính. Những nhánh cây này có thể chuyển động dựa vào cơ chế tăng trưởng. Rễ cây đước sẽ mọc tiến về phía trước dù cho phần nhánh chính có khả năng chết đi. Ước tính, cứ một năm, nhánh cây này lại có thể di chuyển khỏi vị trí cũ khoảng cách từ 2-5 cm.
-
Gián là một sinh vật vô cùng kì lạ bởi, gần như toàn bộ các loài động vật sẽ chết ngay khi mất phần đầu nhưng với loài gián thì không. Những con gián này thậm chí còn có thể sống thêm đến tận 9 ngày trước khi chết. Lí giải điều tưởng chừng như không thể xảy ra này là bởi, gián không bị mất máu nhiều như con người hoặc những loài động vật khác. Cơ thể của loài gián có cấu tạo không tồn tại nhiều những mạch áp suất cao bơm máu tuần hoàn khắp cơ thể, chất dịch để có thể nuôi sống gián luôn nằm yên một chỗ, không hề di chuyển.
Mặt khác, loài gián còn sở hữu cấu tạo vô cùng siêu việt. Gián sở hữu các hạch thần kinh phân bố khắp cơ thể cho phép chúng có thể thực hiện những thao tác bay, bò và phản ứng qua lại với môi trường, tác động từ bên ngoài ngay cả khi phần đầu bị đứt lìa. Chúng chỉ thực sự chết sau một thời gian dài bởi các nguyên nhân như nhiễm trùng hoặc đói khát.
-
Các nhà khoa học Australia đã cho thấy một nghiên cứu khoa học về khả năng ghi nhớ lâu của cây trinh nữ, tên khoa học là Mimosa pudica. Cụ thể, các nhà khoa học đã tiến hành tưới nước đều đặn cho những cây trinh nữ trong điều kiện ánh sáng khác nhau. Lá cây trinh nữ sẽ cuộn lại khi có những hạt nước tác động. Tuy nhiên, sau một vài lần thử nghiệm tưới nước như vậy, các nhà khoa học cho tằng, những cây trinh nữ này có thể nhận ra những tác động đó không gây ảnh hưởng tới chúng. Sau một vài lần tác động như vậy, lá cây của chúng đã không hề cuộn lá ngay lập tức.
-
Một nghiên cứu khoa học mới đây đã chứng minh khả năng bay không cần vỗ cánh của loài kền kền khoang cổ, còn có cái tên khác là “Thần ưng Andes”. Loài kền kền này chính là loài có sải cánh lớn nhất thế giới, chúng có thể thỏa sức bay lượn lên không trung khoảng 160 km mà không cần thiết phải đập cánh liên tục. Bầu trời luôn chưa đựng những điều vô hình như những cơn gió mạnh, luồn khí nóng cũng như luồng khí được đẩy lên không trung, những chú chim kền kền đã học được cách điều khiển những tác động vô hình đó để có thể kéo dài thời gian bay mà vẫn đảm bảo được năng lượng. Tuy nhiên, cũng vì lí do chim kền kền là loài chim chuyên ăn xác chết nên việc chao lượn hàng giờ trên không trung để tìm thức ăn là điều cần thiết và dễ lí giải.
Thịt gà tây chủ yếu được cấu tạo từ các cơ, những có thịt ấy được nuôi dưỡng bởi hệ thống máu. Trong máu của gà tây lại có một thành phần có tên là myoglobin, đấy chính là chất làm cho thịt của gà tây bị đen. Trong quá trình vận động, các cơ thịt của gà tây được sử dụng nhiều nhất. Một đặc điểm khác giữa những loài gà tây đó là, gà tây nuôi trong nhà thì thường có trọng lượng nặng hơn bởi, chúng không được bay nhảy tự do như loài gà tây khác và không hoạt động nhiều nên thịt ở ngực của gà tây nhà có màu trắng thay vì màu đen. Mặt khác, những loại gà tây hoang dã thì thịt thường có màu đen sẫm hơn nữa.