Dạy con kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân là việc làm quan trọng giúp trẻ nâng cao trí tuệ cảm xúc, các bậc cha mẹ nên chú ý.
Hàng trăm năm trước, người xưa đã nói: “Tâm trạng không tốt là bởi trí tuệ chưa đủ.”
Cha mẹ cũng không thể lấy tiêu chuẩn của người lớn ra để yêu cầu con mình, bởi dẫu sao những cuốn trách con từng đọc và quãng đường con từng đi đều có hạn.
Là cha mẹ phải có trách nhiệm dạy dỗ con cái, giúp đỡ con cái bồi dưỡng được trí tuệ cảm xúc.
Vậy phải giáo dục con trẻ như thế nào? Các bậc cha mẹ hãy tham khảo 5 quy tắc dưới đây
Phật giáo thường nói: Kẻ tức giận là nô lệ của cảm xúc. Muốn cho con không cáu kỉnh, trước tiên hành vi, thái độ của cha mẹ phải ổn định, làm tấm gương sáng cho con. Dù là trong cuộc sống thường ngày, hay là khi người khác trút sự cáu giận lên mình, đều không được làm nô lệ của cảm xúc.
2. Thính (nghe): Cha mẹ phải lắng nghe con cái
Con trẻ thường không cáu kỉnh vô lý, cho nên cha mẹ cần học được cách lắng nghe con tâm sự một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Như vậy mới có thể hiểu rõ nguyên nhân con tức giận và tiếp cận được con thêm một bước.
3. Tĩnh (bình tĩnh): Đợi con bình tĩnh lại
“Đạo đức kinh” có nói rằng: “Tĩnh là chủ của động”. Tĩnh có thể khắc phục tính tình nóng nảy của con người, giúp người đó kịp thời khôi phục lại lý trí.
Bởi khi con trẻ nổi cơn cáu giận, muốn giảng giải lý lẽ với trẻ không phải là một chuyện dễ dàng. Vào lúc này, hãy để con trút hết cảm xúc giận dữ trước.
Khi cảm xúc của con đã bình thường lại, hãy cho con một khoảng thời gian để con bình tĩnh tự kiểm điểm bản thân. Sau đó, khi trao đổi với con, con cũng sẽ dễ tiếp nhu hơn.
4. Giáo (dạy bảo): Cha mẹ đừng vội dạy bảo, giáo dục con cái
Thử nghĩ mà xem, nếu bạn gặp phải vài rắc rối, vừa mới bình tĩnh lại đã có một người ở bên cạnh liên tục nói đạo lý ngay rồi, liệu bạn có cảm thấy thoải mái không?
Hẳn là nhiều người sẽ không cảm thấy thoải mái, thậm chí còn cho rằng đối phương đang rao giảng đạo đức, chỉ trích mình. Lúc này hiển nhiên chúng ta cũng khó tiếp thu được lời người đó nói.
Bởi vậy, khi muốn giao tiếp với con cái, điều cần làm trước tiên là tạo nên điểm chung cho đôi bên, ví dụ như chúng ta có thể nói: “Hồi nhỏ bố cũng giống như con, có lần vì một món đồ chơi…” “Mẹ hiểu cảm nhận của con, mẹ cũng đã từng…”
Cần để con được trút ra những ấm ức một cách đúng lúc, đồng thời thông cảm cho cảm xúc của con. Như vậy sẽ khiến con cảm nhận được rằng chúng ta không hề đứng ở phía đối lập với trẻ, sau đó mới lần lượt nói ra từng đề xuất của mình, như vậy sẽ khiến con dễ nghe lọt tai hơn.
5. Nghiêm (nghiêm khắc): Cha mẹ phải nghiêm với những ham muốn quá mức của con
Khác biệt lớn nhất giữa người và động vật là con người biết kiềm chế ham muốn của bản thân.
Thế nên trong một số vấn đề mang tính nguyên tắc, cha mẹ cần phải “nghiêm”, dù thế nào cũng không được nhượng bộ.
Từ khi con còn nhỏ, cha mẹ đã cần phải dạy con biết tự kiểm điểm, biết hiểu cho cảm nhận của người khác, như vậy con mới có thể kiềm chế ham muốn của mình đúng lúc, không thể cứ làm theo ý mình.
Ví dụ thỉnh thoảng đi đường, trẻ con khăng khăng đòi mua đồ chơi, cha mẹ không thể lựa chọn thoả hiệp chỉ vì muốn dỗ dành con.
Đó cũng là để con hiểu thông tin mà cha mẹ muốn truyền đạt: Có rất nhiều việc dù khóc lóc ầm ĩ cũng vô ích. Cứ như vậy, về sau con mới không động một chút là khóc lóc để thoả mãn đòi hỏi không có giới hạn của bản thân.
Tính cách của mỗi đứa trẻ mỗi khác. Khi chúng cáu kỉnh, cách cha mẹ cần sử dụng ít nhiều sẽ có điểm khác biệt, nhưng nền tảng quan trọng nhất chính là kiên nhẫn, phải đủ kiên nhẫn để quan sát, phân tích nguyên nhân chúng khóc lóc gây sự, kiên nhẫn để trả lời con.
Tất nhiên, quá trình này có thể sẽ dài đằng đặc, đôi khi các bậc phụ huynh mất đi sự kiên nhẫn. Nhưng trưởng thành cùng con cũng là một môn học mà cha mẹ cần học tập.
Con cái là người đi trên chuyến đò của cha mẹ. Trước thời điểm đó, mỗi một người làm cha làm mẹ cũng đều là người chỉ đường cho con. Chúc mỗi một đứa trẻ đều có được sự giáo dục thích hợp từ cha mẹ, được bình an khoẻ mạnh trưởng thành.