Dạy trẻ tu dưỡng đức tính khiêm tốn

Làm cha mẹ, ai cũng mong con mình tài giỏi hơn người. Và bất kỳ lúc nào con làm được một việc gì đó, dù là nhỏ nhặt nhất, bố mẹ cũng đều khen ngợi hết lời để con tự tin tiếp tục phấn đấu.

Tuy nhiên, sự tự tin và sự kiêu ngạo chỉ cách nhau một ranh giới mong manh. Việc được nhận quá nhiều lời khen ngợi từ mọi người xung quanh sẽ khiến con rơi vào mê trận ảo tưởng về bản thân và trở nên kiêu ngạo. Theo các nhà tâm lý học, kiêu ngạo là một đức tính sẽ cản trở bước đường thành công của trẻ, vì trên thực tế không có bất kỳ ai thích làm việc với một người luôn tự xem mình là trung tâm của vũ trụ.

Vì vậy, nếu bố mẹ không muốn con bị mọi người xa lánh, trở thành người thất bại trong cuộc sống thì tốt nhất bố mẹ không nên bỏ qua những dấu hiệu cho thấy con bạn đang có tính kiêu ngạo và không có một chút khiêm tốn nào

kt1-300x148 Dạy trẻ tu dưỡng đức tính khiêm tốn

  1. Tự tin thái quá

Trẻ tự tin thái quá luôn cho rằng mình có thể làm mọi việc tốt hơn người khác, và con sẵn sàng bác bỏ mọi ý kiến đóng góp vì con tin sẽ chẳng ai có thể làm tốt hơn con. Trong suy nghĩ, con luôn cho rằng “Mình mà đứng thứ hai thì không ai đứng thứ nhất”.

  1. Che giấu điểm yếu của bản thân

Trong khi những đứa trẻ khiêm tốn luôn nhìn nhận một cách rõ ràng những nhược điểm, sai lầm của mình. Đồng thời sẵn sàng đối mặt để sửa đổi những khuyết điểm đó thì trẻ kiêu ngạo thường che giấu, đổ lỗi cho người khác và không dám đối diện với sai lầm của bản thân.

  1. Thích khoe khoangmaxresdefault-4-300x169 Dạy trẻ tu dưỡng đức tính khiêm tốn

Khoe khoang là một trong những biểu hiện đặc trưng của một đứa trẻ kiêu ngạo. Con sẽ thường khoe thành tích học tập, khả năng của bản thân hoặc gia thế của gia đình. Mục đích của việc khoe khoang là để thu hút sự chú ý, cũng như được bạn bè coi trọng.

  1. Thích cạnh tranh

Đối với những đứa trẻ kiêu ngạo, mọi hoạt động đều mang tính cạnh tranh. Ngay cả khi chơi trò chơi đơn giản với bạn bè, con cũng luôn cố gắng trở thành người chiến thắng, đôi khi bằng mọi cách. Và khi đã chiến thắng, con sẽ thể hiện thái độ khinh thường, phán xét mọi người.

  1. Thiếu tôn trọng người khác

Những đứa trẻ kiêu ngạo thường tự cho mình có quyền chê bai người khác. Ở trường, con chỉ chơi với những bạn mà con cho là cùng đẳng cấp với con như về gia cảnh, thành tích học tập… Ở nhà, con có thể quát nạt, hỗn hào với người giúp việc, với láng giềng, thậm chí với cả những người lớn trong nhà như ông bà, cha mẹ.

  1. Coi bản thân là cái rốn của vũ trụ

Kiêu ngạo khiến trẻ luôn xem mình là trung tâm của vũ trụ. Con muốn được mọi người khen ngợi và quan tâm hết mực. Con không bao giờ để ý đến cảm xúc của người khác mà con chỉ chăm chăm quan tâm đến cảm xúc của chính mình. Và con yêu cầu tất cả mọi thứ con muốn đều phải được thực hiện.

Danh họa Leonardo da Vinci từng nói như thế này: “Kiến thức ít ỏi khiến người ta kiêu ngạo, kiến thức phong phú khiến người ta khiêm tốn. Do đó những bông lúa lép thường kiêu ngạo mà chĩa thẳng đầu lên trời, còn những bông lúa chắc hạt thường cúi đầu xuống đất”.

Do vậy, bố mẹ hãy dạy con làm người thì nên tu dưỡng đức tính khiêm tốn giống như bông lúa cúi đầu. Vì trên thực tế, những người thành công thật sự đều nhờ vào một chữ “khiêm”, không ngạo mạn mới có thể đi đến đích cuối cùng của thành công.

 nguồn internet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *