HƯỚNG DẪN 6 Bước Quy Trình Rửa Tay Thường Quy: cách rửa, kỹ thuật, thời điểm rửa tay,…

Để có được một bàn tay sạch vi khuẩn thì chúng ta phải thực hiện đầy đủ các đúng các bước trong quy trình rửa tay thường quy mà bộ Y tế đã đề ra. Một bàn tay sạch sẽ giúp chúng ta tránh được các bệnh không đáng có. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết các bước chi tiết mà thường chỉ rửa qua loa. Trong bài viết này mình sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Tại sao chúng ta cần rửa tay

Có thể nói bàn tay là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều đồ vật trong cuộc sống hàng ngày. Bất kể bạn làm gì cũng cần sử dụng đến bàn tay để cầm, nắm,… Chính vì vậy mà lượng vi khuẩn bàn tay tiếp xúc vô cùng lớn, có thể kể đến 5 loại vi khuẩn đáng sợ, là nguyên nhân của nhiều loại bệnh.

Rua_tay-5-300x225 HƯỚNG DẪN 6 Bước Quy Trình Rửa Tay Thường Quy: cách rửa, kỹ thuật, thời điểm rửa tay,…

 

  • Vi khuẩn Salmonella: thường được tìm thấy ở đồ tươi sống như trứng, thịt gia cầm,… là nguyên nhân gây ra các loại bệnh như sốt rét, ngộ độc thực phẩm, thương hàn,… Triệu chứng thường thấy là nôn mửa, tiêu chảy, mất nước, sốt, đau bụng.
  • Vi khuẩn Listeria: nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày, đường ruột, thường xuất hiện ở phân, nước bẩn, rau hỏng, cỏ xanh,… Chúng có thể sống trong môi trường nhiệt độ thấp như tủ lạnh, nhưng phát triển nhất ở nhiệt độ 45 độ C.
  • Vi khuẩn E.coli: đây là vi khuẩn đã quá quen thuộc vì được nhắc tới nhiều trên các phương tiện truyền thông. Chúng còn được gọi là vi khuẩn đại tràng. Bệnh phổ biến nhất mà chúng gây ra là tiêu chảy, và thường xuất hiện ở ruột các động vật máu nóng.
  • Vi khuẩn Staphylococcus aureus: vi khuẩn tụ cầu vàng, gây ra ngộ độc thực phẩm. Phát triển nhanh nhất ở nhiệt độ phòng. Thông thường sẽ xuất hiện ở những thức ăn chưa được nấu chín.
  • Vi khuẩn Bacillus: gây tiêu chảy và nôn mửa, thường được tìm thấy trong các môi trường tự nhiên như rơm rạ, đất, cỏ khô,..

Rua_tay-4-300x288 HƯỚNG DẪN 6 Bước Quy Trình Rửa Tay Thường Quy: cách rửa, kỹ thuật, thời điểm rửa tay,…

 

Bên cạnh những vi khuẩn trên thì trên bàn tay của chúng ra còn có vô vàn những vi khuẩn khác có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, nhất là khi không tuân thủ các bước rửa tay thường quy thì rất có thể bạn sẽ bị bệnh do chính những vi khuẩn đó.

Khi nào cần rửa tay

Có lẽ ai cũng biết nên rửa tay khi tay bẩn, nhưng cụ thể là trong những trường hợp như thế nào thì không phải ai cũng tìm hiểu kỹ càng về vấn đề này. Bộ Y tế đã ra khuyến cáo chúng ta nên thực hiện 6 bước rửa tay thường quy mỗi khi chạm vào các đồ vật bẩn, có nguy cơ gây hại hoặc trước khi sử dụng các đồ vật sạch sẽ, bàn tay cần được vệ sinh.

Rua_tay-1-1-275x300 HƯỚNG DẪN 6 Bước Quy Trình Rửa Tay Thường Quy: cách rửa, kỹ thuật, thời điểm rửa tay,…

Đối với người bình thường, bạn nên rửa tay trong các trường hợp sau:

  • Trước, trong và sau thời điểm nấu ăn.
  • Rửa tay trước khi ăn.
  • Trước khi sơ cứu, điều trị vết thương của bệnh nhân, nhất là các vết thương hở.
  • Rửa tay sau khi đi vệ sinh.
  • Sau khi ho, xi mũi, hắt hơi để tránh lây lan vi khuẩn.
  • Rửa tay trước và sau khi thay tã cho trẻ em.
  • Sau khi chạm vào vật nuôi, gia cầm hay bất kỳ loại động vật nào.
  • Sau khi chạm vào phân.
  • Sau khi đi đổ rác.

Rua_tay-2-284x300 HƯỚNG DẪN 6 Bước Quy Trình Rửa Tay Thường Quy: cách rửa, kỹ thuật, thời điểm rửa tay,…

Bên cạnh đó, đối với các nhân viên y tế cũng cần có 5 thời điểm vệ sinh tay được quy định, giúp cho quá trình sơ cứu, khám chữa bệnh cho bệnh nhân được an toàn hơn. Người ta tóm gọn lại thành 5 thời điểm rửa tay thường quy như sau:

  • Thời điểm 1: Rửa sạch tay trước khi tiếp xúc trực tiếp vào bệnh nhân. Đảm bảo không có những vi khuẩn từ tay nhân viên y tế truyền sang bệnh nhân.
  • Thời điểm 2: Ngay sau khi tiếp xúc với bệnh nhân hoặc môi trường có nguy cơ gây bệnh. Nhắm đảm bảo sức khỏe của bản thân.
  • Thời điểm 3: Trước khi bước vào thủ tục vô trùng. Đây là điều cực kỳ cần thiết để đảm bảo các dụng cụ cũng như bàn tay không có các vi khuẩn gây hại.
  • Thời điểm 4: Rửa sạch tay ngay sau khi tiếp xúc, phơi nhiễm với các dịch tiết của bệnh nhân. Điều này để bảo vệ chính bản thân nhân viên y tế khỏi các điều không may.
  • Thời điểm 5: Ngay khi chạm hoặc tiếp xúc vào môi trường có nguy cơ gây bệnh. Để bảo vệ sức khỏe bản thân nhân viên y tế.

Các thời điểm vệ sinh tay của nhân viên y tế luôn khắt khe và nhiều yêu cầu hơn so với người bình thường. Tuy nhiên dù là với ai thì cũng cần tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của bộ Y tế đã đưa ra.

Quy trình rửa tay thường quy của Bộ Y tế

Theo công văn số 7517/byt-đtr hướng dẫn về quy trình rửa tay thường quy, bạn cần có những dụng cụ chuẩn bị nhất định và kiến thức về quy trình. Nhằm đảm bảo quy trình được diễn ra đúng và an toàn.

Chuẩn bị dụng cụ

Trước khi thực hiện quy trình rửa tay thường quy bộ Y tế chúng ta cần chuẩn bị những dụng cụ sau:

  • Vòi hoặc chậu nước sạch.
  • Xà phòng hoặc dung dịch rửa tay chuyên dụng.
  • Khăn bông mền khô hoặc giấy lau tay.

Rua_tay-6-300x200 HƯỚNG DẪN 6 Bước Quy Trình Rửa Tay Thường Quy: cách rửa, kỹ thuật, thời điểm rửa tay,…

6 bước rửa tay bằng xà phòng

Quy trình rửa tay bằng xà phòng được diễn ra như sau:

Bước 1: Làm ướt bàn tay với nước sạch, lấy một lượng xà phòng vừa đủ vào lòng bàn tay, chà nhẹ hai bàn tay vào nhau để tạo bọt.

Bước 2: Xoa lần lượt lòng bàn tay này trên mu bàn tay còn lại, lặp lại nhiều lần và đổi thứ tự ngược lại.

Bước 3: Chà nhẹ hai lòng bàn tay với nhau, sau đó cho các ngon tay và kẽ ngón để cọ sát làm sạch.

Bước 4: Chà lòng bàn tay với phần mu các ngon tay, làm theo động tác xoay vòng đảo chiều liên tục để làm sạch.

Bước 5: Dùng một bàn tay ôm và chà lần lượt từng ngón của bàn tay kia và đổi thứ tự.

Bước 6: Xả lại với nước và lau khô tay bằng khăn sạch.

 Rua_tay-300x225 HƯỚNG DẪN 6 Bước Quy Trình Rửa Tay Thường Quy: cách rửa, kỹ thuật, thời điểm rửa tay,…

Một số lưu ý nhỏ

Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý một số điều sau để quy trình rửa tay thường quy được hoàn thành đúng nhất.

  • Thực hiện các bước từ 1-5 ít nhất 5 lần để đảm bảo bàn tay được làm sạch đồng đều và kỹ lưỡng.
  • Thời gian rửa tay được khuyến khích là lớn hơn 30 giây. Đây là thời gian thích hợp để những vi khuẩn trên bàn tay được làm sạch và rửa trôi.
  • Nên dùng các xà phòng chuyên dụng hoặc nước rửa tay có khả năng làm sạch cao.

Quy trình rửa tay thường quy là rất cần thiết để có một bàn tay sạch sẽ, ít vi khuẩn có hại. Nhờ đó mà sức khỏe của chúng ta sẽ được bảo vệ hơn khỏi những căn bệnh không đáng có. Bạn hãy nhớ rửa tay thật sạch với xà phòng trong các trường hợp nêu trên nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *