Làm sao để khơi dậy động lực bên trong cho trẻ

Đừng tin những lời khuyên, rằng “để trẻ lớn, chúng sẽ tự giác!”. Con trẻ sẽ không thể trưởng thành nếu bạn “không ra tay”.

1. Hãy tạo cho trẻ cảm giác chủ động

Thúc giục, quát mắng, đòn roi, phạt, cho đứng xó, đếm 1,2,3 hay ngược lại, dùng phần thưởng không cho trẻ cảm giác chủ động, tuy nó có hiệu quả ngay lập tức.

Để trẻ có cảm giác chủ động, bố mẹ nên dẫn dắt trẻ nghe lời sao cho trẻ vẫn có cảm giác được là người quyết định. Có những cách nói mà phụ huynh áp dụng triệt để vô cùng hiệu quả. Cha mẹ có thể lựa chọn cách sau:

+ Cho trẻ được lựa chọn

– “Con muốn 7h hay 7 rưỡi vào học nào”

– “Con muốn học toán hay tiếng việt trước”

– “Con muốn học buổi chiều hay buổi tối”

+ Sử dụng cách nhắc nhở gián tiếp mang tính chất cung cấp thông tin, không ép buộc

– “Con ơi! Vẫn còn bài tập toán (chưa hoàn thành) của con”

– “8h tối rồi kìa con”

+ Nói lên cảm xúc của mẹ

– “Mẹ lo lắng cho bài vở chưa hoàn thành”

– “Mẹ vui lắm khi nhìn thấy con ngồi học”

Có nhiều ba mẹ cũng đọc được những điều này ở đâu đó rồi nên phản ứng ngay: “Mình đã áp dụng nhưng chẳng hiệu quả đâu. Hết thời gian bọn trẻ lại đâu vào đấy. Chẳng nghe lời gì cả”.

 

Vậy nên Giáo dục cảm xúc mới ra đời. Hoá ra không phải lúc nào cũng máy móc mấy lời đó. Bố mẹ cần hiểu được cảm xúc của trẻ và thời điểm trẻ sẵn sàng đón nhận.

Ví dụ: Khi trẻ đang say mê chơi với bạn hoặc xem ti vi, vừa về đến nhà, ngay lập tức bạn lôi chuyện học tập, tắm rửa … của chúng ra nhắc. 9/10 khả năng bạn bị chúng phản kháng. Ba mẹ tôn trọng cảm xúc của con sẽ biết mỉm cười với bé, thậm chí là hoà mình với không khí đó, khi bạn cảm thấy kết nối tốt với bé, bạn mới từ từ cho bé “lựa chọn”:

– “Chơi vui quá! Vậy con muốn chơi thêm 15 hay 20 phút nữa rồi học nào?”

Thế mới nói “Kết nối” với con trước, hướng dẫn hành vi đúng sau.

1621183242-57e8d9c68dd441fb95d3087c6ac88b2c-width959height540 Làm sao để khơi dậy động lực bên trong cho trẻ
 

Nuôi dạy động lực bên trong và sự tự tin cho trẻ bắt đầu từ phương pháp đúng của bố mẹ. Ảnh minh họa.

2. Cảm giác tinh thông

Bố mẹ quân tâm ân cần nhẹ nhàng và kết nối với trẻ như trên thì dần dần trẻ được hình thành thói quen ngồi học. Rèn luyện kiên trì tạo nên sự tiến bộ, và trẻ có cảm giác tinh thông.

Vì vậy, khó có phép màu xảy ra nếu bố mẹ không biết cách tương tác với trẻ.

3. Thiết lập mục tiêu cùng trẻ

Hãy nói với con về lợi ích của học tập. Khi con nghe được câu nói: “Con hay bạn nhỏ nào thì cũng rất thông minh. Thông minh cần luyện tập để ra kết quả. Nếu như không có kết quả thì cái thông minh ở trong đầu mình lãng phí quá. Mẹ tin khi con muốn con có thể học tốt bất cứ môn học nào!” Hoặc: “Học tập tốt đem đến cho con nhiều lựa chọn hơn. Con có thể chọn vào những ngôi trường tốt mà con thích”. Chắc chắn đứa trẻ sẽ sẵn sàng.

Có một điều rất hay là mục tiêu học tập của trẻ có thể để làm bố mẹ vui lòng. Những câu nói sau cũng vừa là lời khen ngợi, vừa tạo động lực cho trẻ:

– “Thấy con học tập nghiêm túc bố mẹ rất vui!”

– “Mẹ rất thích ngồi bên cạnh nhìn con học bài!”

– “Mỗi lần nghe con đọc bài là mẹ chỉ muốn dừng mọi thứ để nghe rõ hơn. Giọng đọc to, rõ ràng và thật ngọt ngào với mẹ!”

Với những câu nói như vậy, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu và chủ động trở thành người tự giác, chăm chỉ, bởi trẻ đã có động lực từ bên trong.

Nguồn Internet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *