Rủi ro tiềm ẩn khi cha mẹ bao bọc con quá mức

Lo lắng về sự an toàn của trẻ và ngăn chặn mọi rủi ro bằng bất cứ giá nào không chỉ khiến trẻ sống thụ động mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của con.

Người làm cha làm mẹ ai cũng muốn con cái mình được an toàn, sống một cuộc sống bình yên nhưng đôi khi chính sự bao bọc ấy chứa đựng những nguy hiểm tiềm ẩn. Một điều chắc chắn rằng trẻ có thể tự vệ trong những tình huống nhất định. Trẻ cần được đối mặt với khó khăn để học cách tự giải quyết vấn đề của mình.

6-rui-ro-tiem-an-khi-cha-me-bao-boc-con-qua-muc1-2020-04-10-08-45 Rủi ro tiềm ẩn khi cha mẹ bao bọc con quá mức
Yêu thương con không có nghĩa là bao bọc con quá mức (Ảnh minh họa)

Những rủi ro tiềm ẩn khi cha mẹ quá bao bọc con. Cha mẹ quá bao bọc con có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của con

 

Khi đối mặt với khó khăn, trẻ cần trải nghiệm để tìm cách vượt qua chướng ngại vật. Nếu cha mẹ thay trẻ giải quyết những khó khăn ấy, trẻ sẽ không có cơ hội phát triển lòng tự trọng, khám phá khả năng của mình. Đứa trẻ sống trong sự bao bọc quá mức sẽ thiếu can đảm để một mình giải quyết những vấn đề của cuộc sống hàng ngày.

Trẻ thiếu kiên nhẫn

Trẻ thiếu kiên nhẫn một phần là do ba mẹ chưa đưa ra những yêu cầu chặt chẽ. Nếu cha mẹ không để trẻ tự thân làm mọi việc, chúng sẽ không hiểu được giá trị của lao động. Chúng sẽ ỷ lại những công việc khó cho người lớn vì nghĩ mình không làm được sẽ có người khác làm thay.

Những đứa trẻ thiếu kiên nhẫn sẽ bị ảnh hưởng tâm lí, khó bình tĩnh đánh giá vấn đề, ảnh hưởng nhiều tới thành công trong cuộc sống sau này.

ShowTopicSubImage-300x225 Rủi ro tiềm ẩn khi cha mẹ bao bọc con quá mức

Trẻ sợ hãi và bất an nếu cha mẹ quá bao bọc

Cha mẹ bao bọc con quá mức vì sợ rằng điều gì đó sẽ xảy ra với con mình khiến chúng sợ hãi. Khi con không biết cách đối phó với những vấn đề của mình, con bắt đầu coi mọi thứ là mối đe dọa, dần dà trở thành nỗi ám ảnh và bất an.

Trẻ không có chí tiến thủ

Khi một đứa trẻ thấy rằng cuộc sống của mình quá đủ đầy, được cha mẹ bảo vệ từng ly từng tí, trẻ sẽ không có điều gì để trẻ khao khát nữ. Chúng thấy cuộc sống này cần gì phải thay đổi, cứ bình dị vậy thôi. Cứ làm từ từ được tới đâu hay tới đó, con sẽ chẳng có một ước mơ nào trong đời, cũng chẳng có lấy một niềm đam mê nào để cố gắng.

Trẻ không chịu được sự thất bại

Nếu cha mẹ sẵn sàng đứng ra giải quyết các vấn đề của trẻ, thay trẻ quyết định mọi thứ hay làm mọi cách để trẻ tránh phạm sai lầm sẽ cản trở con đường chinh phục thành công của trẻ. Trẻ được bao bọc quá mức sẽ không biết cách xử lý tình huống khi phải một mình đối mặt với thử thách. Cha mẹ cần cho trẻ trải nghiệm thất bại để trưởng thành.

Trẻ sống thiếu trách nhiệm nếu được cha mẹ bao bọc quá mức

Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ cần giao trách nhiệm cho con cái. Không phải lúc nào cha mẹ cũng giúp con làm việc vặt hàng ngày như dọn dẹp đồ chơi, gấp gọn quần áo. Nếu các bậc phụ huynh duy trì việc đó lâu dài, cha mẹ vô tình phá hủy khái niệm “sống có trách nhiệm” của trẻ.

Cha mẹ cần dạy trẻ rằng sống trong gia đình và ngoài xã hội, chúng ta phải có trách nhiệm với hành động của mình. Từ đó chúng ta mới trở thành những người trẻ được giáo dục tốt cho tương lai.

Hãy để con được thất bại, học cách chịu đựng và bao bọc quá mức không phải là cách thể hiện tình yêu dành cho con. Cuộc sống đầy những trận chiến phải chiến đấu, chúng ta cần trang bị cho con những kĩ năng cần thiết để có thể vượt qua bất kì cạm bẫy nào.

Nguồn internet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *