Bạn có phải là cha mẹ tốt?

 
PARENT%201 Bạn có phải là cha mẹ tốt?Đừng xem điểm số là quan trọng.
 

Phần đông không quan tâm đến việc con cái họ thực sự cần và mong muốn gì. Để biết mình có phải là cha mẹ hoàn hảo hay không, chúng ta tự kiểm tra xem đã làm được bao nhiêu trong 7 cách ứng xử với con cái dưới đây.

1. Khuyến khích trẻ chia sẻ

Thật tuyệt vời khi các con luôn kể cho bạn nghe về những thành công, cùng mỗi thành tích mà chúng đạt được trong học tập, trong giao tiếp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là chúng có sẵn sàng chia sẻ với bạn những vấn đề phức tạp mà chúng phải đương đầu, những sai lầm mà chúng phạm phải hay không. 

Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Hãy sẵn sàng lắng nghe và khuyến khích trẻ chia sẻ bất cứ vấn đề gì chúng cần giúp đỡ. Bạn cần cho trẻ hiểu, trong cuộc sống, mọi tình huống đều có thể xảy ra và không có gì là xấu khi lỡ phạm sai lầm.

2. Đừng quá xem trọng điểm số

Nếu con bạn nhận được điểm kém ở trường, chúng thường cảm thấy lo lắng và không dám nói với bạn chuyện này. Những đứa trẻ sợ hãi thường giấu điểm kém, lúc nào cũng trong tâm trạng nơm nớp lo âu, sợ cha mẹ sẽ phát hiện. 

Nếu là bậc cha mẹ hoàn hảo, bạn nên giải thích cho con hiểu, điều quan trọng là phải học tốt ở trường, kiến thức mới thực sự có ý nghĩa, chứ không phải điểm số. Hãy động viên để chúng cố gắng đạt điểm tốt trong lần sau.

3. Tôn trọng không gian riêng của con

PARENT%202 Bạn có phải là cha mẹ tốt?
 
Tôn trọng không gian riêng tư của trẻ.

Nhiều bậc cha mẹ luôn cho rằng, trẻ nên gõ cửa trước khi bước vào phòng của người khác, nhưng không phải lúc nào bản thân họ cũng tuân thủ quy định này. 

Những nguyên tắc trong gia đình phải được áp dụng với bất kỳ ai. Hãy tôn trọng không gian riêng tư của con cái và chúng sẽ làm điều tương tự đối với bạn.

4. Không chỉ trích nặng nề

Cha mẹ tốt thường không chỉ trích nặng nề con cái, không gọi chúng là đồ ngu dốt, béo phì hay lười biếng. Những từ này sẽ khiến trẻ cảm thấy bất an dai dẳng, có thể là mãi mãi. 

Hãy chọn từ thật cẩn thận khi muốn phê bình con và nói một cách chính xác những gì đang làm bạn thất vọng, nhưng không nên lăng mạ, sỉ nhục chúng.

5. Thừa nhận sai lầm và xin lỗi

Không ai tránh khỏi lỗi lầm, cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hầu hết các bậc cha mẹ thường quên rằng, họ không chỉ dạy con cái biết xin lỗi, nhận lỗi, mà còn cho chúng thấy bản thân cũng phải làm điều tương tự. 

Nếu bạn nhận ra rằng, mình đã có những phản ứng quá mức, làm điều không nên đối với con cái, thì đừng ngại ngùng gì mà không xin lỗi chúng. Hãy cho trẻ thấy rằng, biết thừa nhận sự sai lầm, thấy được điểm yếu của mình để sửa chữa, thực tế là một người mạnh mẽ.

6. Không áp đặt

PARENT%203 Bạn có phải là cha mẹ tốt?
 
Thừa nhận sai lầm và xin lỗi.

Trẻ cần được làm những gì mà chúng thích, chứ không phải điều mà cha mẹ chúng muốn. Thật tuyệt nếu một ông bố thường chơi bóng đá và đứa con trai cũng thích môn thể thao này. 

Nhưng có thể con bạn thích âm nhạc hoặc khiêu vũ, chứ không mê trái bóng như bạn. Do đó, hãy lưu ý đến năng khiếu của trẻ và đừng áp đặt những ước mơ của bạn lên chúng.

Cha mẹ tốt cần khuyến khích trẻ phát triển tài năng và giúp chúng trở thành người hạnh phúc khi lớn lên, được làm những gì mà chúng yêu thích.

7. Hãy tin trẻ

Đây là một tình huống rất thường xảy ra: Một bà mẹ hoặc một người bố đến trường theo lời mời của ban giám hiệu, ở đây giáo viên chủ nhiệm nói với họ rằng, con của họ đã có những hành vi không tốt trong lớp. 

Thông thường, cha mẹ đứa trẻ sẽ biểu lộ sự giận dữ, không cố gắng tìm ra các chi tiết trong tình huống này, vội về nhà và bắt đầu xảy ra một trận la mắng dữ dội.

Sự biểu hiện này cũng xuất phát từ lý do đứa con làm cha mẹ mất mặt trước những người thầy. Tuy nhiên, trước khi la hét, trách phạt con, tốt hơn là bạn nên hỏi đứa trẻ xem chúng đã thực sự làm gì. 

Có thể tất cả không phải là lỗi của con bạn và chúng thật sự cần bạn giúp để xử lý tình huống mà chúng phạm phải. Do đó, hãy kiềm chế, đừng để cơn giận bốc lên mà nên hỏi han nhẹ nhàng để trẻ an tâm nói thật những gì đã xảy ra với chúng.

Nguồn internet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *